Cuộc họp về trách nhiệm thẩm định trong chuỗi cung ứng và hướng dẫn chính sách tiền lương tại các doanh nghiệp điện tử

Tham dự cuộc họp có bà Trần Thị Hồng Liên, Phó Giám đốc Văn phòng Giới sử dụng lao động, VCCI, ông Nguyễn Hoàng Hà, Cán bộ Chương trình, ILO, bà Nguyễn Thùy Linh, Trưởng phòng Chính sách pháp luật, Cục Quan hệ lao động – Tiền lương, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, bà Đỗ Thị Thúy Hương, UVBCH HHDN Điện tử Việt Nam, và hơn 40 đại diện là các cán bộ nhân sự, tuân thủ, trách nhiệm xã hội thuộc các doanh nghiệp điện tử khu vực phía Bắc.

Bà Trần Thị Hồng Liên, Phó Giám đốc Văn phòng Giới sử dụng lao động, VCCI phát biểu khai mạc cuộc họp. Theo đó Việc tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu đỏi hỏi doanh nghiệp Việt Nam không chỉ quan tâm việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm mà cần dành sự đầu tư thích đáng và phù hợp đối với thực hành kinh doanh có trách nhiệm, tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế và quy định pháp luật trong nước. Các yêu cầu về việc tuân thủ các tiêu chuẩn về lao động, xã hội và môi trường càng ngày càng cao trong chuỗi cung ứng, trong số đó là Đạo luật mới của Đức về Nghĩa vụ thẩm định doanh nghiệp trong Chuỗi cung ứng được thông qua vào tháng 7 năm 2021 và Dự thảo Chỉ thị của Liên minh Châu Âu về thẩm định tính bền vững của doanh nghiệp được thông qua vào tháng 2 năm 2022. Do vậy việc nắm bắt các yêu cầu về thực hiện trách nhiệm thẩm định là hết sức cần thiết cho các doanh nghiệp khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tiếp theo bà Trần Thị Hồng Liên trao đổi với các doanh nghiệp 1 số thông tin về trách nhiệm thẩm định trong chuỗi cung ứng bao gồm sự khác biệt với các yêu cầu về thực hiện trách nhiệm xã hội khác và một số quy định pháp luật tại các nước khác áp dụng cho các công ty trong chuỗi cung ứng và tổng quan các quy định của Việt Nam về lao động, xã hội mà các doanh nghiệp phải tuân thủ theo các cam kết quốc tế quy định của pháp luật Việt Nam và Bộ quy tắc ứng xử của Nhãn hàng.

Với vai trò đại diện tổ chức người sử dụng lao động, VCCI thành lập Bộ phận hỗ trợ kinh doanh có trách nhiệm (Responsible Business Helpdesk), với sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính từ chính phủ Đức, sẽ trợ giúp cung cấp thông tin, nâng cao nhận thức và tư vấn cho các doanh nghiệp tại Việt Nam về các tiêu chuẩn và yêu cầu thẩm định cũng như kết nối các chuyên gia, đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn trong nước.

Tại phiên thảo luận, các đại biểu chia sẻ một số nội dung liên quan đến thúc đẩy trách nhiệm thẩm định trong chuỗi cung ứng. Đánh giá về khó khăn, thách thức trong việc tuân thủ các quy định về thẩm định chuỗi cung ứng, bà Liên cho rằng, các DN chưa có đầy đủ thông tin liên quan về thẩm định chuỗi cung ứng. Đa phần các DN của Việt Nam là DN nhỏ và vừa nên nguồn lực hạn chế. Trước đây, khi thực hiện kinh doanh có trách nhiệm, DN đã phải bỏ ra nguồn đầu tư tương đối lớn. Với những DN lớn, DN đa quốc gia có tiềm lực mạnh nhưng vẫn đối diện với khó khăn. Trong khi DN Việt Nam hạn chế về nguồn lực nhưng vẫn phải tuân thủ đầy đủ các quy định như các DN lớn. Mặc dù có những thách thức, khó khăn như vậy nhưng các DN cũng nên coi việc ban hành quy định thẩm định chuỗi cung ứng là cơ hội, giúp các DN tiếp tục hoàn thiện và phát triển hơn. Đồng quan điểm, bà Đỗ Thị Thúy Hương - UVBCH Hiệp hội DN Điện tử Việt Nam cho rằng, tuân thủ tốt những trách nhiệm quy định cho DN trong chuỗi cung ứng không chỉ năng lực của DN được nâng cao mà khi người lao động và môi trường được đối xử tốt thì DN mới có thể phát triển bền vững. Chỉ khi người lao động được giải phóng sức lao động về tinh thần và thể chất thì năng suất lao động mới tăng lên. Đây là lợi thế lâu dài mà DN tiếp nhận được. Trong khi đó, ông Nguyễn Hoàng Hà - Cán bộ chương trình cấp cao của Tổ chức Lao động Quốc tế ‌nhìn nhận, một trong những thách thức phổ biến thường gặp đối với các DN nhỏ và vừ là khó tiếp cận nguồn vốn, khó thuyết phục các ngân hàng, tổ chức tín dụng, thiếu sự bảo lãnh của Nhà nước để có thể tự tin tham gia vào chuỗi cung ứng. Thứ hai, DN nhóm này khó tiếp cận chuỗi cung ứng do hạn chế về công nghệ, nhân lực và năng suất lao động nên khó có thể cạnh tranh. Với những đặc thù này, cần sự chung tay hỗ trợ của nhiều bên để cộng đồng DN nhỏ và vừa Việt Nam có thể tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu thuận lợi và hiệu quả hơn. Bà Nguyễn Thùy Linh, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết 1 số kế hoạch sắp tới của MOLISA để hỗ trợ doanh nghiệp về vấn đề này nhằm nâng cao sức cạnh tranh trong chuỗi giá trị toàn cầu bao gồm: rà soát và hoàn thiện khung chính sách theo các yêu cầu thẩm định mới, phổ biến cho DN, tham gia vào mạng lưới chuyên gia tư vấn cho DN triển khai, hỗ trợ DN về vấn đề hồ sơ tài liệu xác minh, thẩm định đáp ứng yêu cầu người mua…

Share to:

Other News

Một số quy định mới của EU về kinh doanh có trách nhiệm

Nghị viện Châu Âu mới đây thông qua 03 văn bản pháp luật dự kiến sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào thị trường Châu Âu.
Một số quy định mới của EU về kinh doanh có trách nhiệm

Tập huấn trách nhiệm thẩm định trong chuỗi cung ứng ngày 29/8/2023

Trong khuôn khổ các hoạt động nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp về trách nhiệm thẩm định chuỗi cung ứng, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức khóa tập huấn trách nhiệm thẩm định trong chuỗi cung ứng tại Bình Định ngày 29/8/2023.
Tập huấn trách nhiệm thẩm định trong chuỗi cung ứng ngày 29/8/2023

Hội thảo “Nâng cao vai trò Doanh nghiệp Việt trong Chuỗi cung ứng toàn cầu”

Trong khuôn khổ chương trình hợp tác với Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam (VEIA), nhằm phổ biến các quy định về trách nhiệm thẩm định trong chuỗi cung ứng, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với VEIA tổ chức Hội thảo “Nâng cao vai trò Doanh nghiệp Việt trong chuỗi cung ứng toàn cầu” vào ngày 20/7/2023 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Hội thảo “Nâng cao vai trò Doanh nghiệp Việt trong Chuỗi cung ứng toàn cầu”

Bốn thách thức lớn doanh nghiệp đang phải đối mặt

DNVN - Gần 84% doanh nghiệp đánh giá triển vọng kinh tế ngành tiêu cực hoặc rất tiêu cực; số lượng lớn DN đối mặt với khó khăn về đơn hàng, tiếp cận vốn vay, nguy cơ hình sự hóa các giao dịch kinh tế...
Tập huấn về trách nhiệm thẩm định trong chuỗi cung ứng

Cuộc họp nâng cao nhận thức cho các DN thủy sản về trách nhiệm thẩm định trong chuỗi cung ứng

Với mục tiêu chia sẻ thông tin, nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp thủy sản về trách nhiệm thẩm định trong chuỗi cung ứng, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) tổ chức Cuộc họp Doanh nghiệp thủy sản Việt Nam và trách nhiệm thẩm định trong chuỗi cung ứng ngày 12/6/2023 tại TP.HCM.
Cuộc họp nâng cao nhận thức cho  các DN thủy sản về trách nhiệm thẩm định trong chuỗi cung ứng

Cuộc họp Doanh nghiệp Việt Nam và trách nhiệm thẩm định chuỗi cung ứng

Với mục tiêu nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp về trách nhiệm thẩm định trong chuỗi cung ứng, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Cuộc họp Doanh nghiệp Việt Nam và trách nhiệm thẩm định chuỗi cung ứng ngày 20/4/2023 tại Bắc Ninh.
Cuộc họp Doanh nghiệp Việt Nam và trách nhiệm thẩm định chuỗi cung ứng

Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam: Sản xuất và phát triển bền vững cùng Tự động hóa và Trí tuệ nhân tạo (AI)

Vietnet24h - Ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) đang là lĩnh vực tạo sức hấp dẫn, thu hút lượng lớn nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Tuy nhiên để tạo hiệu ứng lan toả cho các doanh nghiệp nội địa, cần áp dụng công nghệ hiện đại và tạo cơ chế, động lực để thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước phát triển hơn.