Bốn thách thức lớn doanh nghiệp đang phải đối mặt

82% doanh nghiệp dự kiến giảm quy mô, tạm ngừng kinh doanh

Cuối tháng 4/2023, Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) thuộc Hội đồng Tư vấn Cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ đã phối hợp cùng báo điện tử VnExpress tiến hành cuộc khảo sát trực tuyến để đánh giá bức tranh hiện trạng cùng các triển vọng kinh tế nửa cuối năm 2023 từ góc nhìn DN.

Kết quả khảo sát gần 10.000 DN cho thấy, cộng đồng DN đang trải qua bối cảnh đặc biệt khó khăn. Cụ thể, có tới 82,3% DN dự kiến giảm quy mô, tạm ngừng kinh doanh hoặc ngừng kinh doanh trong các tháng còn lại của năm 2023. Trong đó, tỷ lệ DN dự kiến ngừng kinh doanh, chờ giải thể là 10,9%; dự kiến tạm ngừng kinh doanh 12,4%; dự kiến giảm mạnh quy mô 38,5% và dự kiến giảm nhẹ quy mô 20,5%.

Trong số các DN còn hoạt động năm 2023, có 71,2% dự kiến giảm quy mô lao động trên 5%, trong đó có 22,2% dự kiến giảm trên 50%. Có 80,7% DN dự kiến giảm doanh thu trên 5%, trong đó tỷ lệ giảm trên 50% doanh thu là 29,4%.

Cộng đồng doanh nghiệp đang trải qua bối cảnh đặc biệt khó khăn.

Niềm tin của DN đối với kinh tế vĩ mô, kinh tế ngành trong bối cảnh này đặc biệt thấp. Có đến 81,4% DN được khảo sát có đánh giá tiêu cực/rất tiêu cực về triển vọng kinh tế Việt Nam trong các tháng còn lại của năm 2023. Các đánh giá rất tích cực/tích cực chỉ chiếm 4,2% các DN được khảo sát. Tương tự, có đến 83,7% DN đánh giá triển vọng kinh tế ngành năm 2023 là tiêu cực/rất tiêu cực, trong đó có 29,6% là rất tiêu cực.

Theo đánh giá của Ban IV, trong bức tranh “tối màu” chung đó, DN ngành xây dựng; các DN quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa; DN khu vực ngoài nhà nước; DN tại TP Hồ Chí Minh thể hiện mức độ đánh giá tiêu cực hơn.

4 thách thức lớn

Khảo sát cũng chỉ ra những khó khó khăn, thách thức lớn nhất DN đang phải đối mặt. Đó là khó khăn về đơn hàng (59,2%); khó khăn trong tiếp cận vốn vay (51,1%); thực hiện thủ tục hành chính và đáp ứng các quy định của pháp luật (45,3%); nguy cơ hình sự hóa các giao dịch kinh tế (31,1%).

Trong bối cảnh khó khăn đó, sự hỗ trợ của chính quyền địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn khi có đến 84% DN đánh giá hiệu quả điều hành và hỗ trợ của chính quyền địa phương ở mức kém hiệu quả.

Căn cứ vào tình hình thực tiễn và qua kết quả khảo sát này, Ban IV cho rằng, hoạt động điều hành của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ thời gian qua được cộng đồng DN ghi nhận là rất quyết liệt, kịp thời, bám sát những khó khăn của DN và của nền kinh tế.

Tuy vậy, vấn đề đặt ra ở đây là khâu triển khai chính sách, truyền thông chính sách và hiệu quả thực thi chưa tương xứng với quyết tâm và hành động của Chính phủ và Thủ tướng. Do đó, cần có cải thiện mạnh mẽ trong thời gian tới để nỗ lực của Chính phủ và hệ thống hành chính thực sự đem lại giá trị cho DN, nền kinh tế.

Để đạt được mục tiêu này, cần nghiên cứu đẩy mạnh các quy trình công bố, công khai chính sách, thủ tục hành chính đảm bảo sự minh bạch và thống nhất trên toàn quốc.

Đồng thời, tuân thủ các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính để hạn chế tối đa sự tùy nghi trong thực thi, hoặc hạn chế việc tạo ra các cách hiểu khác nhau do không có các quy trình thống nhất toàn quốc, tạo thuận lợi cho không chỉ DN mà cho cả cán bộ, công chức giải quyết chính sách, thủ tục hành chính.

Nguyên nhân của những khó khăn hiện tại đối với DN Việt Nam không chỉ đến từ chu kỳ khó khăn của kinh tế thế giới mà còn do những vấn đề nội tại gây ra. Đây là thách thức rất lớn nhưng cũng mở ra những cơ hội lớn để Chính phủ thực hiện những cải cách triệt để nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, nâng cao sản lượng kinh tế trong dài hạn.

Khảo sát cũng ghi nhận rất nhiều kiến nghị, đề xuất cụ thể từ cộng đồng DN mang tính cấp bách, hướng đến tháo gỡ các nút thắt ngay trước mắt nhằm củng cố niềm tin và gia tăng nội lực để DN và nền kinh tế đất nước vượt qua giai đoạn nhiều thách thức hiện nay.

4 nhóm kiến nghị

Báo cáo khảo sát trên đã được Ban IV trình Thủ tướng Chính phủ vào ngày 25/5. Trong đó, Ban IV bày tỏ mong muốn được Thủ tướng quan tâm, chỉ đạo các bộ, ngành chức năng và chính quyền các địa phương nghiên cứu kỹ lưỡng 4 nhóm kiến nghị để lựa chọn áp dụng hoặc tham mưu áp dụng ngay các giải pháp phù hợp.

Thứ nhất, đề xuất giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh của DN. Theo đó, kéo dài thời hạn các chính sách hỗ trợ DN đã phát huy hiệu quả trong giai đoạn COVID-19, bao gồm việc giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2025 thay vì chỉ hết năm 2023.

Chi phí lao động cần được giảm. Cụ thể, cần tiếp tục giãn, hoãn, giảm các khoản phí liên quan đến bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn, hay xem xét mức đóng thuế thu nhập cá nhân mới để phù hợp với bối cảnh mới.

Đẩy nhanh việc hoàn thuế cho DN, tránh kéo dài như hiện nay. Đưa thuế thu nhập DN đối với các DN xuất khẩu về mức 5-10% để tạo sức cạnh tranh với DN các nước khác...

Thứ hai, để DN tiếp cận được vốn vay, kiến nghị nghiên cứu gói tín dụng ưu đãi cho các ngành, lĩnh vực sản xuất chủ lực, trong đó có những khoản mục dành cho DN nhỏ và vừa.

Không siết tín dụng với các nhóm bất động sản liên quan đến xây dựng nhà ở xã hội, bệnh viện, trường học, hạ tầng sản xuất. Cho phép ngân hàng thương mại trong nước được mua lại các trái phiếu sắp tới hạn và xử lý như một dạng tín dụng đặc biệt vì lượng trái phiếu này có giá trị vượt rất nhiều lần khả năng mua lại của các DN trong nước.

Thứ ba, để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh cần sớm hoàn thành điều tra các vụ án hiện tại để DN ổn định tư tưởng, tập trung sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, cần có nghị quyết không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự như những năm 1997-2000.

Hạn chế thanh tra, kiểm tra DN, cơ sở sản xuất kinh doanh (không quá 1 năm/lần) và không ban hành thêm văn bản mới tạo thêm gánh nặng về thuế, phí, thủ tục hành chính. Có cơ chế và quy định pháp lý rõ ràng đối với các chính sách, thủ tục hành chính liên quan tới hỗ trợ DN để cán bộ các cấp có thể thực hiện mà không lo bị phạm lỗi...

Thứ tư, đề xuất hỗ trợ DN tiếp cận thị trường. Cụ thể, kiến nghị phát huy trọng tâm vai trò của ngoại giao kinh tế và đàm phán thương mại vào việc phát triển, đa dạng hóa thị trường đầu vào và đầu ra để giảm sự phụ thuộc các thị trường truyền thống.

Nghiên cứu xây dựng các kênh thông tin tập trung để phân tích, dự báo về các xu hướng kinh tế, kinh doanh quốc tế, cập nhật các ưu đãi phát triển và cảnh báo rủi ro... để hỗ trợ DN.

 

Nguyệt Minh

Nguồn: Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp

 

Share to:

Other News

Một số quy định mới của EU về kinh doanh có trách nhiệm

Nghị viện Châu Âu mới đây thông qua 03 văn bản pháp luật dự kiến sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào thị trường Châu Âu.
Một số quy định mới của EU về kinh doanh có trách nhiệm

Hội thảo “Nâng cao vai trò Doanh nghiệp Việt trong Chuỗi cung ứng toàn cầu”

Trong khuôn khổ chương trình hợp tác với Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam (VEIA), nhằm phổ biến các quy định về trách nhiệm thẩm định trong chuỗi cung ứng, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với VEIA tổ chức Hội thảo “Nâng cao vai trò Doanh nghiệp Việt trong chuỗi cung ứng toàn cầu” vào ngày 20/7/2023 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Hội thảo “Nâng cao vai trò Doanh nghiệp Việt trong Chuỗi cung ứng toàn cầu”

Cuộc họp nâng cao nhận thức cho các DN thủy sản về trách nhiệm thẩm định trong chuỗi cung ứng

Với mục tiêu chia sẻ thông tin, nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp thủy sản về trách nhiệm thẩm định trong chuỗi cung ứng, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) tổ chức Cuộc họp Doanh nghiệp thủy sản Việt Nam và trách nhiệm thẩm định trong chuỗi cung ứng ngày 12/6/2023 tại TP.HCM.
Cuộc họp nâng cao nhận thức cho  các DN thủy sản về trách nhiệm thẩm định trong chuỗi cung ứng

Cuộc họp Doanh nghiệp Việt Nam và trách nhiệm thẩm định chuỗi cung ứng

Với mục tiêu nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp về trách nhiệm thẩm định trong chuỗi cung ứng, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Cuộc họp Doanh nghiệp Việt Nam và trách nhiệm thẩm định chuỗi cung ứng ngày 20/4/2023 tại Bắc Ninh.
Cuộc họp Doanh nghiệp Việt Nam và trách nhiệm thẩm định chuỗi cung ứng

Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam: Sản xuất và phát triển bền vững cùng Tự động hóa và Trí tuệ nhân tạo (AI)

Vietnet24h - Ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) đang là lĩnh vực tạo sức hấp dẫn, thu hút lượng lớn nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Tuy nhiên để tạo hiệu ứng lan toả cho các doanh nghiệp nội địa, cần áp dụng công nghệ hiện đại và tạo cơ chế, động lực để thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước phát triển hơn.
TOT lần 1 về phát triển năng lực về HREED cho bộ phận trợ giúp doanh nghiệp có trách nhiệm tại Việt Nam và hơn thế nữa

Cuộc họp về trách nhiệm thẩm định trong chuỗi cung ứng và hướng dẫn chính sách tiền lương tại các doanh nghiệp điện tử

Trong khuôn khổ các chương trình thúc đẩy thực hiện trách nhiệm xã hội trong lao động dành các doanh nghiệp thuộc Liên minh các doanh nghiệp điện tử, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tổ chức Cuộc họp về trách nhiệm thẩm định trong chuỗi cung ứng và hướng dẫn chính sách tiền lương tại các doanh nghiệp điện tử vào 6/6/2023 tại Hà Nội.