Một số quy định mới của EU về kinh doanh có trách nhiệm

Bối cảnh

Trong tháng 4/2024, Nghị viện châu Âu đã chính thức thông qua 3 quy định mới về kinh doanh có trách nhiệm. Các quy định này nằm trong xu hướng chung của Liên minh châu Âu (EU) nhằm đẩy mạnh tăng trưởng bền vững và tuân thủ các tiêu chuẩn xã hội và môi trường tại cả thị trường châu Âu và trong các chuỗi cung ứng toàn cầu. Việc áp dụng các quy định này sẽ được tiến hành theo giai đoạn, bắt đầu từ năm 2026.

Chỉ thị về Thẩm định tính bền vững của doanh nghiệp (CSDDD)

Theo CSDDD, các doanh nghiệp lớn hoạt động tại thị trường EU sẽ phải nhận diện, ngăn ngừa và giảm thiểu các rủi ro đối với xã hội và môi trường do hoạt động kinh doanh của mình. Đồng thời, họ sẽ phải bồi hoàn cho các tác động tiêu cực gây ra bởi hoạt động trực tiếp và trong chuỗi cung ứng của mình. So với một số quy định tương tự ở cấp quốc gia như Luật Thẩm định Chuỗi cung ứng của Đức, quy định của EU toàn diện hơn (bao gồm thêm các vấn đề môi trường và khí hậu), có độ bao phủ  rộng hơn(áp dụng với toàn bộ chuỗi cung ứng thay vì chỉ các doanh nghiệp cung ứng trực tiếp) và đề ra mức xử phạt cao hơn cho hành vi không tuân thủ. Quy định mới cũng cho phép các bên ngoài khôi EU khởi kiện doanh  nghiệp  lên toà án  tại châu Âu khi có thiệt hại đến từ việc vi phạm quy định này. Phạm vi áp dụng của CSDDD không chỉ giới hạn trong các doanh nghiệp EU mà còn bao gồm các doanh nghiệp ngoài EU có doanh thu ròng hàng năm tối thiểu là 450 triệu Euro. Sau khi CSDDD được thông qua, tất cả các nước thành viên EU trong thời gian tới sẽ phải ban hành văn bản pháp luật tương ứng ở cấp quốc gia,  thay thế cho các quy định hiện hành về trách nhiệm thẩm định.

Quy định về Thiết kế sinh thái cho Sản phầm Bền vững (ESPR)

ESPR thiết lập khung pháp lý cho phép EU đặt ra yêu cầu thiết kế sinh thái đối với một số nhóm sản phẩm nhất định nhằm cải thiện tính tuần hoàn, hiệu quả năng lượng và các khía cạnh bền vững môi trường khác. Các yêu cầu này sẽ bao gồm hàm lượng nguyên liệu tái chế, lượng phát thải carbon, các chất được sử dụng trong sản phẩm, độ bền, khả năng tái sử dụng, khả năng nâng cấp, khả năng sửa chữa, hiệu quả năng lượng và tài nguyên. Mỗi nhóm sản phẩm sẽ có các yêu cầu riêng do Uỷ ban châu Âu đưa ra, dự kiến sớm nhất vào nửa sau năm 2025.

Với ESPR, EU hướng đến việc đưa các sản phẩm có tính tuần hoàn cao hơn và tác động môi trường thấp hơn trở thành tiêu chuẩn chung trên thị trường. Thêm vào đó, ESPR sẽ yêu cầu các sản phẩm bán tại thị trường EU có “Hộ chiếu Sản phẩm Điện tử” (DPP) nhằm cung cấp thông tin về tính bền vững của sản phẩm.

Quy định Phòng chống Lao động Cưỡng bức

Quy định Phòng chống Lao động Cưỡng bức cấm tất cả sản phẩm có sử dụng lao động cưỡng bức trong suốt chuỗi hành trình sản phẩm được bán tại thị trường EU (bao gồm cả các kênh thương mại điện tử). Quy định này mang tính bổ trợ cho các yêu cầu về giám sát chuỗi cung ứng trong CSDDD, thể hiện ở việc nó được áp dụng cho tất cả các công ty và ngành nghề không kể quy mô hay doanh thu, bất kỳ sản phẩm nào dù được nhập, xuất hay tiêu thụ tại thị trường EU.

Ảnh hưởng dự kiến đối với các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam

Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn vào các chuỗi cung ứng toàn cầu và có một số lượng lớn doanh nghiệp trong nước là nhà cung ứng cho các công ty đa quốc gia hoặc xuất khẩu trực tiếp sang thị trường châu Âu, các quy định nêu trên có thể sẽ liên quan đến doanh nghiệp Việt Nam ở một số khía cạnh:

Việc lựa chọn nhà cung ứng của bên mua: Doanh nghiệp mua hàng sẽ chú trọng hơn vào khả năng tuân thủ tiêu chuẩn môi trường và xã hội khi lựa chọn nhà cung ứng. Tính bền vững sẽ càng ngày trở thành yếu tố then chốt trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Yêu cầu cung cấp dữ liệu và minh bạch thông tin: Các doanh nghiệp mua hàng tại châu Âu sẽ tăng cường đòi hỏi nhà cung ứng khai báo thông tin liên quan đến các khía cạnh bền vững như phát thải khí nhà kính, mức độ tuân thủ tiêu chuẩn lao động quốc tế (tập trung vào các công ước cơ bản của ILO), nguồn gốc nguyên liệu, các bên tham gia chuỗi cung ứng.

Chia sẻ trách nhiệm của bên mua: Các quy định mới, cụ thể là CSDDD, nhấn mạnh trách nhiệm của bên mua hàng trong việc chủ động giảm thiểu rủi ro trong chuỗi cung ứng của mình. Doanh nghiệp mua hàng không được đẩy trách nhiệm tuân thủ cho nhà cung ứng, mà phải chủ động rà soát và ngăn ngừa vi phạm tiêu chuẩn tính bền vững, đồng thời yêu cầu nhà cung ứng có hành động tương tự và có biện pháp hỗ trợ.

Thiết kế sản phẩm: Các sản phẩm mới được bán tại thị trường EU sẽ phải tuân theo các yêu cầu khắt khe hơn về tính bền vững, do đó doanh nghiệp sản xuất sẽ cần đánh giá và chỉnh sửa đáng kể sản phẩm. Một số yêu cầu sẽ đòi hỏi doanh nghiệp phải đổi mới cả sản phẩm, quy trình và mô hình kinh doanh.

Cơ chế giám sát, tiếp nhận và phản hồi thông tin: Các quy định mới có thể dẫn đến gia tăng kiểm tra về tuân thủ liên quan đến lao động, thông qua kiểm tra trực tiếp hoặc một bên thứ ba. Các doanh nghiệp cung ứng cũng sẽ được yêu cầu thiết lập cơ chế tiếp nhận và phản hồi thông tin nội bộ hiệu quả và có biện pháp bảo vệ người lao động sử dụng cơ chế này.

Doanh nghiệp cần chuẩn bị như thế nào?

  • Làm quen với các yêu cầu về thẩm định và thiết kế sinh thái, đồng thời đào tạo bổ sung đội ngũ nhân viên về các yêu cầu và quy trình mới.
  • Thiết lập hệ thống quản lý dữ liệu nội bộ, cập nhật và duy trì thông tin đầy đủ về quy trình, thủ tục và dữ liệu sản xuất, sẵn sàng cung cấp thông tin cần thiết trong trường hợp được kiểm tra. Hệ thống này đồng thời sẽ giúp doanh nghiệp phát triển giải pháp để liên tục cải thiện hiệu quả sản xuất..
  • Phân tích rủi ro sẵn có và tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh và chuỗi cung ứng, và có biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu tác động hoặc ngăn ngừa các rủi ro này.
  • Đối thoại với khách hàng, xây dựng tầm nhìn chung về định hướng bền vững và chia sẻ nhu cầu được hỗ trợ để đáp ứng các yêu cầu mới.
  • Tìm kiếm trợ giúp từ Bộ phận Hỗ trợ kinh doanh có trách nhiệm (RBH) tại VCCI hoặc nhà cung cấp dịch vụ phù hợp.
Document:
Share to:

Other News

Tập huấn trách nhiệm thẩm định trong chuỗi cung ứng ngày 29/8/2023

Trong khuôn khổ các hoạt động nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp về trách nhiệm thẩm định chuỗi cung ứng, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức khóa tập huấn trách nhiệm thẩm định trong chuỗi cung ứng tại Bình Định ngày 29/8/2023.
Tập huấn trách nhiệm thẩm định trong chuỗi cung ứng ngày 29/8/2023

Hội thảo “Nâng cao vai trò Doanh nghiệp Việt trong Chuỗi cung ứng toàn cầu”

Trong khuôn khổ chương trình hợp tác với Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam (VEIA), nhằm phổ biến các quy định về trách nhiệm thẩm định trong chuỗi cung ứng, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với VEIA tổ chức Hội thảo “Nâng cao vai trò Doanh nghiệp Việt trong chuỗi cung ứng toàn cầu” vào ngày 20/7/2023 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Hội thảo “Nâng cao vai trò Doanh nghiệp Việt trong Chuỗi cung ứng toàn cầu”

Bốn thách thức lớn doanh nghiệp đang phải đối mặt

DNVN - Gần 84% doanh nghiệp đánh giá triển vọng kinh tế ngành tiêu cực hoặc rất tiêu cực; số lượng lớn DN đối mặt với khó khăn về đơn hàng, tiếp cận vốn vay, nguy cơ hình sự hóa các giao dịch kinh tế...
Tập huấn về trách nhiệm thẩm định trong chuỗi cung ứng

Cuộc họp nâng cao nhận thức cho các DN thủy sản về trách nhiệm thẩm định trong chuỗi cung ứng

Với mục tiêu chia sẻ thông tin, nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp thủy sản về trách nhiệm thẩm định trong chuỗi cung ứng, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) tổ chức Cuộc họp Doanh nghiệp thủy sản Việt Nam và trách nhiệm thẩm định trong chuỗi cung ứng ngày 12/6/2023 tại TP.HCM.
Cuộc họp nâng cao nhận thức cho  các DN thủy sản về trách nhiệm thẩm định trong chuỗi cung ứng

Cuộc họp Doanh nghiệp Việt Nam và trách nhiệm thẩm định chuỗi cung ứng

Với mục tiêu nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp về trách nhiệm thẩm định trong chuỗi cung ứng, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Cuộc họp Doanh nghiệp Việt Nam và trách nhiệm thẩm định chuỗi cung ứng ngày 20/4/2023 tại Bắc Ninh.
Cuộc họp Doanh nghiệp Việt Nam và trách nhiệm thẩm định chuỗi cung ứng

Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam: Sản xuất và phát triển bền vững cùng Tự động hóa và Trí tuệ nhân tạo (AI)

Vietnet24h - Ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) đang là lĩnh vực tạo sức hấp dẫn, thu hút lượng lớn nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Tuy nhiên để tạo hiệu ứng lan toả cho các doanh nghiệp nội địa, cần áp dụng công nghệ hiện đại và tạo cơ chế, động lực để thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước phát triển hơn.
TOT lần 1 về phát triển năng lực về HREED cho bộ phận trợ giúp doanh nghiệp có trách nhiệm tại Việt Nam và hơn thế nữa

Cuộc họp về trách nhiệm thẩm định trong chuỗi cung ứng và hướng dẫn chính sách tiền lương tại các doanh nghiệp điện tử

Trong khuôn khổ các chương trình thúc đẩy thực hiện trách nhiệm xã hội trong lao động dành các doanh nghiệp thuộc Liên minh các doanh nghiệp điện tử, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tổ chức Cuộc họp về trách nhiệm thẩm định trong chuỗi cung ứng và hướng dẫn chính sách tiền lương tại các doanh nghiệp điện tử vào 6/6/2023 tại Hà Nội.